Menu là một phần không thể thiếu khi nhà hàng – khách sạn đi vào vận hành. Menu đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên dấu ấn cũng như đẳng cấp của nhà hàng. Vậy menu là gì? Những yếu tố nào tạo nên sức hút cho một menu? Nếu bạn đang có ý định kinh doanh nhà hàng - khách sạn hoặc đang gặp phải khó khăn khi xây dựng Menu cho nhà hàng
Về cơ bản Menu được hiểu là thực đơn bữa ăn, là bảng tóm tắt tất cả những món ăn, thức uống mà nhà hàng phục vụ, thông thường sẽ kèm hình minh họa và giá tiền để khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn. Menu càng đẹp - càng độc đáo càng khiến thực khách chú ý, kích thích họ chọn nhiều món ăn hơn. Trong video ngày hôm nay, DỊCH THUẬT VẠN TÍN xin chia sẻ cùng bạn 7 bí mật giúp tạo nên một bảng Menu đầy sức hút cho nhà hàng.
Yếu tố đầu tiên, hãy Tạo nên nét độc đáo riêng biệt cho menu của bạn ngày từ tên gọi các món ăn. Không phải tự nhiên mà bộ phận Marketing nhà hàng hoặc nhân viên lên menu nhà hàng phải vò đầu bứt tóc suy nghĩ những cái tên độc và lạ. Món ăn với tên gọi vừa độc vừa lạ sẽ giúp nhà hàng trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, những món ăn có tên gọi độc đáo sẽ được thực khách ghi nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, nhớ cung cấp kèm phần giải thích cho các món ăn có tên gọi độc và lạ vì thông tin rõ ràng sẽ giúp khách hàng có thiện cảm hơn với nhà hàng của bạn.
Yếu tố thứ 2 là cung cấp hình ảnh trực quan, sinh động. Hình ảnh luôn là yếu tố thu hút sự chú ý của thực khách một cách nhanh nhất. Vì vậy, hình ảnh trong menu cần phải sinh động nhưng cũng phải chân thực. Hình ảnh có khả năng truyền tải thông tin nhiều gấp 8 lần so với ngôn ngữ. Nên, trừ trường hợp bạn muốn thực khách của mình “cho trí tưởng tượng bay xa”, thì hãy luôn chú ý chăm chút cho phần hình ảnh trong menu!
Yếu tố thứ 3 là Bố cục và hệ thống hóa menu. Có thể thấy, trong menu của những nhà hàng cao cấp, những món ăn đắt tiền hoặc món chủ đạo của nhà hàng thường được sắp xếp ở những vị trí dễ nhìn thấy nhất. Song song là việc sắp xếp món ăn theo chủ đề hoặc nguyên liệu. Việc có được bố cục rõ ràng sẽ giúp thực khách dễ dàng tư duy và định hình được các món ăn họ cần chọn để đảm bảo một bữa ăn ngon, phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng. Hơn nữa, nó cũng thể hiện sự quan tâm, tận tâm và tinh tế của chính bạn đối với các món ăn và đối với chính thực khách.
Yếu tố thứ 4 là Màu chủ đạo cho menu. Cũng giống như màu sắc hình ảnh món ăn, màu chủ đạo của menu sẽ dựa vào phong cách của nhà hàng. Thông thường, màu chủ đạo của menu sẽ đồng nhất với màu của bộ nhận diện thương hiệu. Mặt khác, tùy vào phong cách mà nhà hàng đã định hướng mà bạn nên chọn màu sắc phù hợp. Với những nhà hàng đi theo phong cách cổ điển, trang trọng hãy chọn những tông màu trầm làm chủ đạo. Ngoài ra, màu sắc là một yếu tố kích thích vị giác, cho nên việc chọn màu chủ đạo sẽ tăng cường kích thích vị giác của thực khách. Vì thế, hãy cân nhắc và đưa ra lựa chọn phù hợp!
Yếu tố thứ 5, về chất liệu, Có rất nhiều loại menu cho bạn lựa chọn: menu gỗ, menu da, menu giấy bồi, menu vải,… Tùy vào mục đích cũng như đặc điểm của nhà hàng mà lựa chọn chất liệu in menu khác nhau. Và chất liệu của menu cũng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên một menu chất lượng. Ví dụ, nếu bạn đầu tư một nhà hàng Nhật theo truyền thống, hãy tự tin sử dụng một bộ menu gỗ sang trọng và lịch sự. Chắc chắn nhà hàng của bạn sẽ ghi điểm rất mạnh trong tâm trí khách hàng.
Yếu tố thứ 6 là thiết kế menu. Menu thường được thiết kế tiệm cận với phong cách mà nhà hàng nhắm đến. Vì thế khi thiết kế menu, cần lưu ý và thêm vào menu những yếu tố liên quan đến phong cách nhà hàng. Ví dụ, nhà hàng của bạn theo phong cách Nga, bạn nên chọn những hình ảnh liên quan đến nước Nga như quảng trường đỏ, sông Vonga…
Yếu tố cuối cùng, cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng, Ngôn ngữ sử dụng trong menu. Nếu như phần hình ảnh giúp thực khách nhận dạng bề ngoài của món ăn, thì ngôn ngữ lại là công cụ cực kỳ hiệu quả để gợi mở vị giác của thực khách. Do đó, để giới thiệu món ăn một cách chính xác cũng như tăng tỷ lệ chọn món của thực khách, việc sử dụng ngôn ngữ cho menu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thực khách chỉ gọi món thông qua thông tin trên menu, cho nên từ ngữ càng “đắt” sẽ càng kích thích thực khách. Ví dụ như với món“đùi gà chiên mắm” hay “đậu phụ sốt cay”, để kích thích vị giác và gợi mở một ấn tượng sâu sắc trong của thực khách, ta nên đổi thành “Đùi gà tắm nước mắm” và “Đậu phụ sốt Tứ Xuyên”.