Với 9 lưu ý mình đã chia sẻ, chắc chắn các bạn đã có được những định hướng cơ bản cho việc dịch báo chí. Tuy nhiên, công việc dịch báo chí lại đòi hỏi khá nhiều thứ từ dịch giả, trong đó, yếu tố đầu tiên là tính khách quan.

Chắc chắn các bạn đã từng bối rối khi dịch các câu có các chủ ngữ là I, We…. Nếu dịch là “Tôi”, “Người viết”, hay “Chúng tôi” thì có khiến người đọc hiểu nhầm là mình đang đưa ý kiến chủ quan hay không? Nếu dịch gián tiếp dạng như “tác giả của bài báo gốc” hoặc dịch là “họ” thì có bị lạc khỏi mạch ý nghĩa của toàn bài hay không?

Đối với trường hợp này, theo kinh nghiệm cá nhân của mình, tất cả các bài báo mà người viết đưa ra ý kiến chủ quan hoặc các đánh giá, bình luận cá nhân, thì nên dịch lại là “Tôi” hoặc “Người viết”… hoặc các đại từ phù hợp. Tuy nhiên. Cần phải chú thích tại đầu bài về tác giả gốc cũng như việc bài viết đưa ý kiến chủ quan của tác giả.

Ngược lại, nếu bài viết mang tính đánh giá khách quan, thì bạn nên dịch lại theo lối dịch khách quan, hạn chế dùng các chủ ngữ như Tôi, người viết… để bài báo giữ được tính khách quan ban đầu.

Lưu ý thứ 2 là các khái niệm mới và các khái niệm cũ. Nhất là trong các bài báo về công nghệ, bạn sẽ rất thường xuyên đối mặt với các thuật ngữ lạ. Rất nhiều thuật ngữ đã được dịch rồi, và nhiệm vụ của bạn là tra cứu người ta đang dùng cách nào rồi. Có thể có nhiều lựa chọn dịch, hãy lựa chọn cách dịch nào được số đông sử dụng hơn.

Trường hợp chưa có phương án dịch sẵn, hãy tham khảo giải nghĩa bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn ngữ gốc của thuật ngữ, sau đó dịch, nhưng nhớ, hãy chú thích cho cách dịch hoặc ý nghĩa của thuật ngữ trong lần dịch đầu tiên để người đọc nắm được ý nghĩa.

Lưu ý cuối cùng, Trong các bài báo hay văn bản nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh, người viết hay chuyển các trạng ngữ xuống cuối câu. Tuy nhiên, trong văn phong người Việt, các trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, cách thức hay các phần chỉ việc trích dẫn thường được xếp lên đầu câu.