Hiện nay, xu hướng chung là các công ty không còn có thể chỉ chú ý đến thị trường nội địa của mình, cho dù nó lớn đến đâu đi nữa. Nhiều ngành đã phát triển tới cấp độ toàn cần và những công ty dẫn đầu ngành đó đã tối ưu chi phí cực tốt và có mức độ nhận diện thương hiệu cực cao. Việc này dẫn tới hệ quả là các biện pháp bảo hộ chỉ mang ý nghĩa phòng thủ tạm thời, và chỉ có tác dụng làm chậm lại mức độ xâm nhập của hàng hóa nước ngoài. Nên cách phòng thủ tốt nhất của công ty là tấn công và chiếm lĩnh thị trường toàn cầu.
Trong chiến lược này, marketing giống như người chỉ đường cho doanh nghiệp. Nhưng hoạt động kinh doanh toàn cầu cũng tồn tại nhiều rủi ro, đơn cử như tỷ giá hối đoái tăng giảm thất thường, chính trị của nhiều nước không ổn định , các hàng rào bảo hộ mậu dịch, chi phí để địa phương hóa sản phẩm khá lớn... Mặt khác, chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế cho thấy rằng để duy trì ưu thế tương đối về giá, các công ty có xu hướng chuyển dịch sản xuất từ những nước có chi phí cao sang những nước chi phí thấp, và do đó, chính các thị trường mới nổi lại chịu sự cạnh tranh ngược. DO đó, các công ty không thể cứ ở lại trong nước và hy vọng có thể giữ được thị trường của mình. Do những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của Marketing quốc tế, các công ty cần thường xuyên đưa ra những quyết định Marketing quốc tế đúng đắn.
Bước đầu tiên là hiểu được môi trường Marketing quốc tế, đặc biệt là hệ thống mậu dịch quốc tế. Khi xem xét một thị trường nước ngoài cụ thể cần đánh giá những đặc điểm kinh tế, chính trị, luật pháp và văn hoá của nó. Thứ hai công ty phải xem xét vấn đề tỷ lệ doanh số bán ở nước ngoài trên tổng doanh số bán cần đạt, nên triển khai kinh doanh ở tại ít hay nhiều nước cần xâm nhập những kiểu nước như thế nào. Bước thứ ba quyết định cụ thể những thị trường sẽ xâm nhập, và việc này đòi phải đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư có thể so với công ty đã bắt đầu việc xuất khẩu gián tiếp hay trực tiếp, rồi tiến lên cấp giấy phép sản xuất, thành lập xí nghiệp liên doanh và cuối cùng là đầu tư trực tiếp. Cách phát triển này của công ty gọi là quá trình quốc tế hoá. Tiếp đến công ty phải quyết định mức độ thích nghi sản phẩm, cách khuyến mãi, giá cả và cách phân phối đối với từng thị trường nước ngoài. Cuối cùng là công ty phải xây dựng một tổ chức có hiệu quả để tiến hành Marketing quốc tế. Hầu hết các công ty đều bắt đầu từ phòng xuất khẩu rồi mới tiến dần lên quá trình quốc tế hóa. Có một số đã trở thành những công ty toàn cầu, có nghĩa là mọi chính sách đều được dự trù và ban hành trên quy mô toàn cầu.
Điều này thôi thúc những công ty nội địa trong các ngành toàn cầu phải hành động trước khi cánh cửa nước ngoài khép lại đối với họ, vì các công ty của nhiều nước khác đang toàn cầu hoá với tốc độ nhanh chóng.
Trong quá trình thâm nhập thì trường, bắt buộc bạn cần phải dịch các tài liệu marketing để việc tiếp cận được tốt nhất, hiểu được thông tin và từ đó thành công hơn trong việc hợp tác.
Cộng đồng :
Facebook: Vantin interpretation and Translation company Limited - VTLocalize
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCYFb2kEN8B0j6Z5Ww4jV9mQ
Linkedin: https://www.linkedin.com/company/vtlocalize/
Twitter: https://twitter.com/dichthuatvantin
Tiktok: https://www.tiktok.com/@dich.thuat.van.tin