Trong những năm gần đây, tiếng Nhật luôn là một ngoại ngữ được nhiều bạn trẻ lựa chọn để học tập và làm việc trong tương lai. Bởi nhu cầu tuyển dụng phiên dịch tiếng Nhật ở các doanh nghiệp Việt ngày càng cao. Song, không phải ai cũng có thể chạm tới ước mơ trở thành phiên dịch viên tiếng Nhật của mình. Dường như ai cũng khẳng định rằng tiếng Nhật khó, nhưng lại không có mấy thông tin chỉ ra rằng khó ở đâu. Bởi vậy, trong bài viết này, Vạn Tín sẽ chia sẻ với các bạn về những khó khăn mà bất cứ phiên dịch viên tiếng Nhật nào cũng phải trải qua từ những ngày đầu học tiếng.

Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, nhu cầu về phiên dịch tiếng Nhật online là cần thiết để đảm bảo an toàn, giảm chi phí và tăng tính hiệu quả cho những người tham gia sự kiện, hội thảo hay hội nghị. Bởi vậy dưới đây sẽ là những lưu ý và khó khăn chung cho cả phiên dịch viên tiếng Nhật online và phiên dịch viên tiếng Nhật trực tiếp.

Tiếng Nhật là một trong số những ngoại ngữ không sử dụng chữ Latin như tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Cộng thêm việc phát âm có âm gió và nuốt âm rất nhiều khi nói, nên gây rất nhiều khó khăn cho người Việt trong phát âm, học từ vựng hay ngữ pháp.

Đặc biệt ngữ pháp tiếng Nhật cũng khá phức tạp. Phân biệt cách hành văn và dùng từ phù hợp theo độ tuổi người nói. Giả như khi trò chuyện với một người trẻ Nhật thì cần dùng các từ mới, hiện đại, và người già thì phải dùng các từ cũ. Vì vậy, nếu không biết nhiều từ mới thì bạn sẽ khó nắm bắt được nội dung mà người Nhật muốn trao đổi.

Ngoài khả năng ngoại ngữ thì phiên dịch viên tiếng Nhật còn cần có phải hiểu tâm lý, văn hóa và phong cách của người Nhật. Trước khi tham gia một buổi phiên dịch dù là online hay trực tiếp, phiên dịch viên buộc phải chuẩn bị kỹ thông tin liên quan đến chủ đề dịch cho hội nghị, hội thảo. Ngoài ra, người dịch cần liên tục cập nhập để hiểu biết sâu rộng hơn về những diễn biến đang xảy ra tại Nhật, để chuyển tải nội dung hợp lý và phù hợp với thời đại. Khả năng diễn thuyết trước công chúng cũng là một kỹ năng vô cùng quan trọng nếu muốn là một phiên dịch viên, giúp người nghe hiểu rõ vấn mà diễn giả đang trình bày.

Cuối cùng, khía cạnh tâm lý trước khi bắt đầu công việc cũng quan trọng không kém. Phiên dịch viên nên gặp người Nhật trao đổi và làm quen trước. Nếu có những vấn đề chưa hiểu liên quan tới chủ đề phiên dịch thì phải hỏi ngay để không bị bỡ ngỡ khi bắt đầu công việc.

Hơn nữa, trong thời điểm dịch bệnh Covid đang diễn ra, người phiên dịch viên cần phải thích nghi bằng cách hiểu biết về công nghệ và các nền tảng trực tuyến. Đảm bảo thực hiện thành công dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật online nếu như khách hàng có nhu cầu.

Trên đây là những lưu ý và khó khăn mà một phiên dịch viên tiếng Nhật sẽ phải trải qua từ khi bắt đầu học tiếng tới khi tự tin dịch trong các sự kiện. Vạn Tín hy vọng là thông qua những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về hành trình gian nan và có sự chuẩn bị tốt hơn nếu muốn bắt đầu sự nghiệp với công việc này.