Như chúng ta đã biết, Việt Nam và Liên minh Châu Âu đã ký Hiệp định thương mại tự do EVFTA vào năm 2020, và hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1.8.2020. Theo sau việc ký kết này, vào ngày 8.7.2020, Bộ Công Thương Việt Nam cùng với Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp đã tổ chức Hội thảo trực truyến về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) với chủ đề “Cơ hội nào dành cho các doanh nghiệp Pháp”.
Có thể coi đây là động thái kêu gọi và mở đường cho các doanh nghiệp Pháp đầu tư vào Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Tham gia hội thảo trực tuyến này gồm có hơn 400 doanh nghiệp chủ chốt của Pháp và hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam dưới sự chủ trì của lãnh đạo 2 bộ.
Nếu nhìn vào thực tế, thì Việt Nam là một thị trường lớn với gần 100 triệu dân, lại còn là cửa ngõ của khu vực ASEAN với hơn 600 triệu dân. Rõ ràng, các doanh nghiệp Pháp cũng rất muốn khai phá thị trường này. Đặc biệt là trong các lĩnh vực thế mạnh của Pháp như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ cao, nông nghiệp, chế biến, các ngành công nghiệp chế tạo…
Về mặt dữ liệu thì giá trị thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp đã tăng hơn 3 lần trong 10 năm qua, từ khoảng 1,6 tỷ USD vào năm 2009 lên 5,3 tỷ USD vào năm 2019, đứng thứ 3 tại châu Âu chỉ sau Đức và Hà Lan. Về đầu tư trực tiếp, đến hết tháng 5 năm 2020, Pháp đang có 588 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 3,56 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam chỉ sau Hà Lan.
Nhưng cơ hội thì cũng luôn đi kèm thách thức. Để hợp tác được với các đối tác Pháp, để tham gia được chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như thâm nhập được vào thị trường Pháp, doanh nghiệp Việt phải hiểu được luật chơi cũng như nắm vượt qua được rào cản về ngôn ngữ, về văn hóa và luật pháp của nước bạn.
Rõ ràng, từ các luận điểm trên, chúng ta có thể thấy việc giao lưu kinh tế và trao đổi văn hóa giữa Pháp và Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để phát triển mạnh mẽ. Và như vậy, đương nhiên các ngành dịch vụ phục vụ các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh, đầu tư, chuyển giao công nghệ, xuất nhập khẩu… mà cụ thể hơn là dịch vụ dịch thuật tiếng Pháp, Bản địa hóa và phiên dịch tiếng Pháp cũng đang đứng trước cơ hội cực lớn để phát triển, để hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp 2 nước trong quá trình phát triển công việc kinh doanh.