Đối với Tiêu chuẩn nghiệp vụ của phiên dịch viên cấp cao trong cơ quan nhà nước, trong văn bản về Tiêu chuẩn nghiệp vụ của một số chức danh viên chức nhà nước do Bộ trưởng Bộ Lao động ban hành kèm theo Quyết định 21-LĐ/QĐ năm 1983 có quy định Chức trách của phiên dịch cấp cao là: phải Làm tốt 4 nhiệm vụ của phiên dịch viên: đọc, dịch viết, nghe, dịch nói, cụ thể:


- Phiên dịch viên cấp cao phải Dịch viết ngược và xuôi tài liệu, sách báo và văn kiện thuộc phạm vi quốc gia và quan hệ quốc tế chính xác, câu văn ngắn gọn, mạch lạc.
- Nghe và dịch nói trong các buổi tiếp xúc, hội đàm cấp Nhà nước trở lên thành thạo, dịch đuổi tốt trong các cuộc hội nghị quốc gia và hội nghị quốc tế, bảo đảm câu chữ và chọn từ chuẩn xác.
- Tuyệt đối trung thành với nguyên bản và người nói.
- Đánh máy chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài mà mình phiên dịch.
- Ghi biên bản tiếp xúc và thảo một số công văn ngoại giao chính thức bằng tiếng nước ngoài.
- Tuyệt đối giữ bí mật quốc gia.
Ngoài ra, phiên dịch viên cấp cao phải Phải thông thạo nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, biết nhiều từ ngữ trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
- Ngoài ngoại ngữ chính, Phiên dịch viên cấp cao phải biết một số ngoại ngữ khác ở trình độ phiên dịch cấp II trở lên.
- Và cuối cùng, phải nắm vững đường lối chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, tình hình chính trị, thời sự trong và ngoài nước ở từng giai đoạn. cũng như Những nghiệp vụ ngoại giao như lễ tân, văn hóa, báo chí, lãnh sự và Phong tục tập quán quốc tế và các nước.

Đối với các yêu cầu trình độ nghiệp vụ thì Phiên dịch viên cấp cao phải có Trình độ đại học ngoại ngữ. và trình độ đại học ngành văn học, phải có Trình độ kiến thức tương đương bậc đại học, ngành ngoại giao.